Linh chi đã được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nơi trồng giống nấm linh chi đỏ của Nhật Bản với giá trị hoạt cao hơn, chất lượng ổn định hơn; có nơi trồng giống nấm linh chi tự nhiên của Việt nam có giá trị hoạt chất thấp hơn.
Ở Việt Nam, từ lâu nhân dân ta đã thường dùng nấm trong thực phẩm hàng ngày gồm các loại nấm truyền thống như nấm rơm, nấm mèo, nấm đông cô, nấm mối, nấm tram,…. Trong khoảng thời gian gần đây có thêm một số nấm ăn khác được trồng hoặc được sử dụng ở nước ta như: nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm ngân nhĩ, nấm hầu thủ. Một số nấm có giá trị dược tính như nấm linh chi, nấm vân chi, đông trùng hạ thảo, nấm thái dương….
Mua nấm linh chi ở đâu để được đảm bảo hàng thật 100%, nguyên chất 100%, giá rẻ nhất thị trường. Xin hãy họi Ms. Tươi 0985160679 hoặc 0938726898.
Ở Việt Nam, trong các tài liệu lưu lại của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) cũng thấy đề cấp đến Linh chi. Sau đó Lê Quý Đôn còn khẳng định, đó là nguồn sản vật quý của đất rừng Đại Nam. Trong quyển Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (1991) GS Đỗ Tất Lợi, còn mô tả chi tiết và trình bày đặc tính dược liệu của loại nấm này, đồng thời cho thấy đây là loại siêu dược liệu. Năm 1994 loài nấm Lim- một chủng Linh chi đỏ đặc sắc của các rừng Lim Bắc Việt Nam- đã được Phạm Quang Thụ đưa vào nuôi trồng chủ động.
Sự phát triển của nghề trồng nấm có nhiều nguyên nhân, như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự hình thành của các hiệp hội nấm. Trong đó, vấn đề chủ yếu vẫn là hiệu quả của trồng nấm. Một ngành nuôi trồng sử dụng nguyên liệu chính là phế liệu nông, công nghiệp như bã mía, bông thải, mạt cưa,… ít cạnh tranh bởi những ngành khác, nhưng sản phẩm của nó lại là nguồn thực – dược phẩm rất quí.
Hiện nay ngành trồng nấm rất phát triển do một số nguyên nhân sau:
-
Điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nhất là các tỉnh phía Nam. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng lạnh và tháng nóng không lớn lắm, nên có thể trồng nấm quanh năm. Điều kiện độ ẩm cao thuận lợi cho nấm phát triển của nấm. Độ ẩm thấp nhất trung bình ở thành phố Hồ Chí Minh cũng không nhỏ hơn 80%.
-
Nguồn nhiên liệu dồi dào, mỗi năm khai thác khoảng 3.5 triệu m2 diện tích cao su già cỗi, nếu chế biến sản phẩm sẽ cung cấp lượng mạt cưa khổng lồ cho ngành trồng nấm, chưa kể các phế liệu khác cũng chiếm số lượng rất lớn như cùi bắp (cùi ngô), bã mía, bông thải.…
-
Lực lượng lao động nhàn rỗi khá đông, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 80% dân số cả nước), nếu lực lượng này tham gia trồng nấm thì sản lượng sẽ rất lớn.
-
Nhiều nơi đã có truyền thống trồng nấm lâu đời như Bình Chánh, Long an,…và một số nơi đang phát triển nấm như Củ Chi, Hóc Môn (TPHCM) … bên cạnh một đội ngũ kỹ thuật được rèn luyện trong thực tế ngày càng nhiều, sẽ là hạt nhân thúc đẩy phong trào trồng nấm được lan rộng.
-
Ngành chế biến và xuất khẩu nấm đang bước đầu với những thuận lợi, khuyến khích mọi người trồng nấm ngày một nhiều thêm.
Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu sử dụng nấm Linh chi làm thuốc chữa bệnh ở trong nước cũng như xuất khẩu ngày càng tăng. Nhiều cơ sở đã tiến hành nghiên cứu nuôi trồng, chế biến và thăm dò các hoạt chất sinh học có trong nấm Linh chi. Các thành phần hóa học có trong nấm Linh chi rất phong phú bao gồm các nhóm: acid béo, steroid, protein, polysaccharide,…trong đó thành phần có tác dụng dược lý quý, đặc trưng cho nấm Linh chi phần lớn thuộc nhóm triterpenoid.
Những năm gần đây, tại Việt nam, trên thị trường thuốc y học cổ truyền dân tộc cả nước, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh, xuất hiện nhiều loại thuốc mới mang tên Linh chi với giá bán rất đắt (đắt hơn cả nhân sâm). Hiện nay, nhu cầu sử dụng nấm Linh chi làm thuốc chữa trị bệnh trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng. Nhiều cơ sở đã tiến hành chế biến nuôi trồng, nghiên cứu thăm dò dược chất có trong nấm Linh chi. Các thành phần hóa học có trong nấm Linh chi rất phong phú bao gồm các nhóm: acid béo, steroid, alkaloid, protein, polysacharride…Trong đó thành phần dược lý quý, đặc trưng cho nấm Linh chi phần lớn thuộc nhóm triterpenoid.
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG VI SINH MIỀN NAM
Add 1: 666/64/26 Đường 3/2 phường 14, quận 10, Tp.HCM (Mua nấm)
Add 2: Xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Tp.HCM
Add 3: Xuân Thới Sơn, Hóc Môn Tp.HCM
Add 4: Khu nông nghiệp Công nghệ cao Tp.HCM
Add 5: Bến Tượng, Bến Cát, Bình Dương
Tel: +84 8. 62 78 74 70
Fax: +84 8. 62 46 62 53
Liên hệ mua Nấm: Ms. Tươi 0985160679 hoặc 0938726898
Website: http://www.siamb.vn
Email: info@siamb.vn
Gửi bình luận của bạn